NÊN – KHÔNG NÊN LÀM GÌ KHI XUNG QUANH Ô NHIỄM

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG

Giúp chúng ta khỏe mạnh

 Tiến sĩ Võ Thị Tố Loan (Pháp) chia sẻ một vài ý “nên/không nên làm gì khi xung quanh ô nhiễm” và cách chọn máy lọc khí “air purifier”, dựa trên kiến thức mà mình có trong thời gian làm editor cho một vài tờ báo, và kinh nghiệm bản thân khi lựa chọn air purifier cho bản thân và cũng là lời khuyên cho những ai bị dị ứng phấn hoa (PM10).

  • Các việc nên và không nên làm khi độ ô nhiễm ở mức cao (đáng báo động)
  • Máy lọc khí (air purifier)
  • Khẩu trang chống bụi
  • Các việc nên và không nên làm khi độ ô nhiễm ở mức cao (đáng báo động): (như đối với mình là vào mùa xuân, khi các cây đều ra hoa) Đặc biệt là đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao (trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người có tiền sử/đang bệnh liên quan đến phổi và tim mạch): – Di chuyến ra khỏi vùng ô nhiễm nếu có thể – Nếu không thể di chuyển ra khỏi vùng ô nhiễm: (1) mang khẩu trang đúng quy chuẩn khi đi ra ngoài (outdoor). (2) Tránh các hoạt động mạnh khiến bạn phải thở nhanh hơn hoặc sâu, thay vào đó có thể làm các hoạt động nhẹ nhàng trong nhà, như đọc sách hoặc xem TV. (3) Ở trong nhà trong một khu vực có KHÔNG KHÍ ĐƯỢC LỌC. Nhiều người cứ nghĩ ở trong nhà (indoor) đóng kín cửa sẽ không có bụi, nhưng thực chất những hạt bụi mịn PM2.5 vẫn có thể len vào nhà, và indoor sẽ ô nhiễm hơn outdoor nếu không khí không được làm sạch và lưu thông. (4) Khi indoor, cùng với việc sử dụng air purifier, hăy hạn chế các hoạt động làm gia tăng nồng độ PM2.5 trong nhà (như không đốt nhang/đèn cầy, hút thuốc). Không quét nhà hay hút bụi (dù máy có màng lọc HEPA) vì như thế sẽ khuấy lên các hạt bụi đã có trong nhà lên. Thay vào đó hãy LAU NHÀ.
  • Máy lọc khí (air purifier): – Không phải air purifier nào cũng có thể lọc được PM2.5. Máy có bộ lọc HEPA (high-efficiency particulate air) mới có thể làm giảm đáng kể nồng độ PM2.5 và khói thuốc trong nhà. – Một số tiêu chí quan trọng cho một máy lọc không khí tốt sẽ là: (1) Bộ lọc Hepa chất lượng tốt, (2) Một bộ lọc than hoạt tính tốt (khi có chất ô nhiễm dạng khí), (3) Đủ lượng không khí để thay đổi so với kích thước phòng cần lọc khí (hãy nhìn vào chỉ số Clean Air Delivery Rate (CADR) của máy), (4) Tuổi thọ của bộ lọc HEPA và than hoạt tính và (5) Chi phí thay thế các bộ lọc. – Có một số máy có sử dụng thêm các công nghệ khác như ion hoá (tạo ra ion âm – negative ions – để “bắt” bụi có hiệu quả hơn) hoặc tạo ozone. (1) trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học (Psychological Medicine), hít thở không khí được làm sạch bằng các ion âm có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, nhưng nó chỉ có tác dụng trong một diện tích nhỏ. (2) Ozon tồn tại tự nhiên trong không khí chúng ta hít thở, với nồng độ rất thấp. Nhưng khi ở nồng độ cao hơn, nó có thể gây tổn thương cho phổi và mô hô hấp. Vì thế tránh sử dụng một máy lọc không khí hoạt động bằng cách tạo ra ozone. – Nếu phải sử dụng air purifier thường xuyên, và đặc biệt là trong phòng ngủ, nên lựa chọn một máy có độ ồn dưới 60 dB (mức độ được cho là an toàn khi sử dụng kéo dài). Vì thế nên nếu phải lọc khí trong phòng có diện tích lớn thì (1) cùng với air puifier nên gắn thêm bộ lọc HEPA vào hệ thống điều hoà trung tâm, (2) thay vì dùng 1 máy có công suất cao (sẽ ồn hơn do quạt hoạt động mạnh) thì có thể sử dụng 2 máy có công suất vừa phải để giảm tiếng ồn (nếu không thì sẽ bị ô nhiễm tiếng ồn). – Có một số nhãn hàng, để giảm giá sản phẩm, họ sử dụng (1) bộ lọc HEPA chất lượng thấp hoặc (2) quạt kém hiệu quả (cái này là chia sẻ của một nhà sản xuất). Nên tham khảo nhiều nguồn, đồng thời có bộ đo độc lập để kiểm tra các chỉ số. – Đặt máy cách mặt đất một khoảng để nó có thể “bắt” được bụi trước khi lắng xuống sàn.
  • Khẩu trang chống bụi: Ở Việt Nam, nhiều người mang các loại khẩu trang vải (khẩu trang DIY do-it-yourself) hay khẩu trang y tế để tránh bụi. Thực ra việc đó không có tác dụng lắm trong việc chống PM2.5 vì khẩu trang thông thường không có màng lọc các loại vi hạt (micro-particles) một cách hiệu quả. Một khẩu trang hiệu quả cho tình hình ô nhiễm hiện nay phải bao gồm tối thiểu 3 lớp: (1) lớp lọc chính ngoài cùng để lọc các loại PM10, (2) lớp lọc thứ 2 để lọc các vi hạt PM2.5 và PM0.3 và (3) lớp lọc thứ 3 có thể là lớp lọc carbon hoạt tính (activated carbon) để lọc virus, vi khuẩn và chất ô nhiễm dạng khí. Hiện nay, cũng đang có nhiều nghiên cứu thay thế carbon hoạt tính bằng các chất thân thiện với môi trường như cellulose dạng hạt (cellulose beads), đồng thời để giảm giá thành. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới và chính phủ Trung Quốc, (dựa vào các chỉ tiêu môi trường do Tổ chức y tế thế giới đặc ra) Trung Quốc là một trong những nước có mức PM2.5 cao nhất trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong 10 nước có tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất trên thế giới. PM2.5 là các vật chất dạng hạt, có kích thước nhỏ hơn 2.5 micron và gây ô nhiễm không khí. Mặc dù trong không khí luôn chứa PM2.5, nhưng theo AIRNow, khi mức PM2.5 vượt quá 151 sẽ không tốt cho sức khỏe và nguy hiểm cho mọi người. PM2.5 được tạo ra từ : khí thải từ quá trình đốt cháy của động cơ xe va máy móc, khí thải nhà máy, đốt đèn cầy, than, củi trong nhà, cháy rừng… Trong thành phần hóa học của PM2.5, thì các hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons) và các dẫn xuất (nitro-PAHs, amino-PAHs, HO-PAHs) được cho là có ảnh hưởng quan trọng nhất. Chúng gây ra các phản ứng oxi hóa, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chức năng của phổi và tim, có thể gây đau tim, gây biến đổi DNA, và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. PM2.5 còn phá hủy môi trường, làm acid hóa đất và nguồn nước, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất lương thực và giảm hỗ trợ cuộc sống.

Xem bài viết gốc

Nguồn tham khảo: