Liệu bạn có bao giờ tự hỏi Não bộ chúng ta ghi nhớ như thế nào và Làm sao để ghi nhớ hiệu quả hơn hay chưa?
Sơ lược một chút thì chúng ta có 3 loại bộ nhớ:
Bộ nhớ giác quan (Sensory Memory) → Bộ nhớ ngắn hạn (Short Term Memory) → Bộ nhớ dài hạn (Long Term Memory). Thường thông tin xung quanh chúng ta sẽ vào tới được Bộ nhớ giác quan. Ví dụ như bạn nhìn thấy, cảm thấy, ngửi thấy… gì xung quanh mình. Và nếu bạn cố gắng CHÚ Ý thì may ra nó sẽ vào Bộ nhớ ngắn hạn.
Vấn đề đặt ra ở đây là: Bộ nhớ ngắn hạn thì rất “ngắn hạn”, nó có thời lượng và dung lượng riêng mình nên rất dễ bị rớt thông tin, làm cho bạn rơi vào tình huống “nhớ nhớ quên quên” thường gặp. Làm sao để giải quyết tình trạng này?
Có 2 cách:
1. Bạn sẽ MÃ HÓA thông tin đưa vào Bộ nhớ dài hạn (nếu thông tin quan trọng).
2. Bạn ĐƯA thông tin đó RA CHỖ nào KHÁC Bộ nhớ ngắn hạn.
Cách thứ 2 chính là kỹ thuật gọi là Inboxing.
Đơn giản lắm, ví dụ bạn đang học bài và mẹ kêu đi mua 10 ngàn hành lá và 3 ngàn ớt thì khoan, dừng lại xíu. Ghi những điều đó (thông tin đó) ra 1 giấy tờ giấy Note (nơi lưu trữ mới) để sau khi làm xong bài thì đi mua. Nó sẽ tránh được việc là bạn đang làm bài mà cứ nhớ nhớ quên quên, kiểu làm xong hông biết mình còn quên gì hay không đó.
Tác giả: Võ Thị Ngọc Hân