Việc dành ra thời gian xác định mục tiêu học tập, thi tốt cuối kỳ và đặt mục tiêu mới cho năm sau luôn giúp cho bản thân tìm được sự hào hứng trong học tập và làm việc. Đó có thể là hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng năm.
TÔI HÃY LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH VỚI MỤC TIÊU ĐỀ RA
Sẽ không có đúng và không có sai với những mục tiêu được đặt ra. Quan trọng hơn cả, tôi là người chịu trách nhiệm chính với mục tiêu học tập của mình. Đừng vì áp lực xung quanh hay so sánh bản thân với ai cả. Cần nhớ không ai khác có thể chịu thay trách nhiệm của chính mình. Xây dựng tinh thần trách nhiệm và được trao trách nhiệm sẽ giúp tôi chủ động hơn và sáng tạo hơn với những chọn lựa để hoàn thành mục tiêu.
TEEN HAY ĐỘ TUỔI NÀO CŨNG CẦN SMART (tạm dịch: thông minh)
Thuật ngữ này khá quen dùng với những người làm việc trong các tổ chức, tập đoàn toàn cầu, công ty kinh doanh. Cho dù tôi có thiên hướng nghệ thuật, thiên hướng về toán học, hay thiên hướng về khoa học,… thì SMART vẫn có ý nghĩa với tôi trong suốt quá trình học hỏi và phát triển.
SMART viết tắt từ bốn chữ tiếng Anh:
S – Specific: Mục tiêu cần phải cụ thể
Nếu tôi đặt mục tiêu không cụ thể, tôi sẽ mơ hồ và mông lung, không biết sau đó cần phải làm gì.
Chẳng hạn, nếu tôi muốn cải thiện về môn toán của mình, hãy xem giữa hai cách đặt mục tiêu sau, cách nào sẽ cho tôi bức tranh rõ ràng hơn.
Cách 1: Tôi muốn giỏi tiếng Anh.
Cách 2: Tôi muốn đạt kết quả EILTS 8.0
Cách số 2 sẽ giúp tôi xác định được rõ điều mình cần phải hoàn thành là gì.
M – Measurable: Mục tiêu phải đo lường, đánh giá được
Tôi sẽ bối rối, không biết bản thân đã thực hiện được mục tiêu đề ra hay chưa nếu tôi không chỉ ra rõ làm sao đánh giá được kết quả khi đặt ra mục tiêu.
Hãy thử so sánh giữa câu 1 “Tôi sẽ làm tốt các bài tập của EILTS” và câu 2 “Tôi sẽ đạt các kỹ năng nghe nói đọc viết là 8.0”.
Câu số 2 sẽ giúp đánh giá được kết quả của việc thực hiện mục tiêu của tôi.
A – Attainable: Mục tiêu có thể đạt được
Tôi sẽ nản lòng hoặc bỏ cuộc nếu mục tiêu đặt ra vượt quá khả năng của mình. Vì vậy, tôi cần phân biệt giữa mong muốn của bản thân với khả năng đạt được của mình. Hãy đề nghị được trao cho mình chịu trách nhiệm và quyền quyết định về kết quả mà tôi hướng đến. Và hãy tự tin lập được mục tiêu có thể thực hiện được, không quá dễ hoặc cũng không quá khó.
Hãy nghĩ xem, nếu kết quả hiện tại của tôi là điểm 4.0 ở mỗi kỹ năng và mục tiêu mới là điểm 8.0 thì sẽ gây áp lực cho bản thân rất nhiều, dẫn đến đuối sức rồi bỏ cuộc. Vậy nên chăng chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn, nâng điểm lên thành 6.5-7.5 rồi dần dần sẽ là 8-9. Khi đó tôi sẽ thấy được thành quả của mình trong tầm tay. Nếu mục tiêu quá dễ, ví dụ nâng điểm lên thành 5.5 hoặc 6, tôi sẽ không thấy sự nỗ lực cần thiết phải có để đạt được.
R – Realistic: Mục tiêu phải thực tế
Đương nhiên tôi cũng không hoàn thành được mục tiêu nếu khi đặt ra thiếu tính thực tế.
Nếu tôi thấy rằng mỗi ngày đi học, khối lượng bài tập về nhà của tôi quá nhiều không? Nếu để cải thiện được EILTS 8.0 mà tôi phải hoàn tất 20 bài tập mỗi ngày thì thật quá sức làm việc của tôi bên cạnh bài tập của những môn khác. Vậy thì, tôi cần chọn con số phù hợp với thực tế, cụ thể là quỹ thời gian của tôi trong một ngày.
T – Timely: Mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành
Tôi cũng cần phải đặt ra thời hạn hoàn thành mục tiêu. Không thể đặt ra mục tiêu không có thời gian phải hoàn tất. Thời gian cũng là một thước đo hiệu quả của mục tiêu vì thông qua đó sẽ đánh giá được mức độ quyết tâm, nỗ lực, kiên trì, bền bỉ của chính mình.
Hãy hình dung xem là tôi muốn cải thiện về EILTS với kết quả từ 4.0 lên 6.0 và thời gian là 01 tháng học, Vậy thì đây là một mục tiêu không thực tế và không tạo động lực cho tôi và không rèn luyện cho tôi sự quyết tâm và nỗ lực.
EShare tổng hợp